Lưu ý khi thiết kế cầu thang sắt biệt thự là gì?
Cầu thang có thể thiết kế cách điệu nhưng phải dựa theo kiểu xưa: Cầu thang nên dựa vào vách phía bên trái của ngôi nhà đây được coi là vách Thanh Long, hoặc thiết kế theo kiểu rồng cuộn.
Do đó người kiến trúc sư nên bố trí cầu thang có điểm xuất phát từ bên trái ngôi nhà rồi bẻ cong giống như chữ L để đi lên các tầng tiếp theo.
Đối với ngôi biệt thự có diện tích hẹp, thì cầu thang nên có dáng thanh mảnh, thiết kế đơn giản để tiết kiệm diện tích, tạo một không gian thông thoáng, dễ chịu.
Đối với một ngôi biệt thự rộng, nên thiết kế cầu thang thoải mái hơn, vì nếu cầu thang thanh mảnh, đơn giản sẽ làm cho căn phòng trở nên mất tương xứng trong mắt người nhìn. Các kiểu thiết kế sẽ đa dạng về kiểu dáng hơn từ hiện đại hay cổ kính, tôn thêm vẻ đẹp và nét sang trọng cho ngôi biệt thự.
Tiếp theo cần lưu ý đến đặc điểm an toàn, người kĩ sư phải nắm rõ các nguyên tắc khi thiết kế một cầu thang như: độ dốc của cầu thang, số lượng và độ rộng của bậc thang, chiều cao của tay vịn, diện tích chiếu nghỉ,…
Điều đặc biệt lưu ý khi thiết kế cần chú ý đến phong thủy: Cầu thang không nên hướng thẳng ra cửa chính hay hướng vào cửa nhà vệ sinh, không thiết kế cầu thang ngay mặt tiền của căn phòng, hướng lên tầng trên của cầu thang ngược chiều kim đồng hồ, số lượng bậc thang phải tính theo số sinh thường tổng số bậc thang là số lẻ.
Có thể thiết kế kết hợp cầu thang và giếng trời để giúp cho không khí trong cả ngôi thị được lưu thông và tôn lên vẻ đẹp của ngôi nhà. Nếu diện tích của căn biệt thự rộng có thể thiết kế ở chân cầu thang thêm một tiêu cảnh nhỏ giúp cho căn nhà trở nên tươi tắn.
Tóm lại, không phải căn biệt thự nào cũng chỉ có một mẫu thiết kế cứng nhắc, mà người thiết kế cần phải đến thực tế quan sát ngôi biệt thự, những mong muốn của gia chủ để thiết kế nên bộ cầu thang đẹp nhất, sang trọng nhất với ngôi biệt thự, mang đến sự hài cho gia chủ.